Hà Nội là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng tích cực. Ảnh: Khánh Huy |
Nhiều ngành kinh tế ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý III/2024, thu nhập bình quân lao động đạt 7,6 triệu đồng mỗi tháng, tăng 176 nghìn đồng so với quý trước. Trong đó, thu nhập khu vực thành thị cao hơn 30% so với nông thôn, lần lượt là 9,3 triệu đồng so với 6,6 triệu đồng. Thu nhập quý III tăng chủ yếu do lương cơ sở khu vực công và lương tối thiểu trong DN cùng điều chỉnh từ ngày 1/7.
Xét theo khu vực kinh tế, thu nhập bình quân lao động ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng tăng; nông lâm nghiệp và thủy sản giảm. Thu nhập bình quân ngành dịch vụ quý III đạt 9,1 triệu đồng, tăng 355 nghìn đồng so với quý trước; công nghiệp và xây dựng 8,5 triệu, tăng 189 nghìn đồng.
Thu nhập bình quân khu vực nông, lâm, nghiệp và thủy sản giảm 2,9%, còn 4,3 triệu đồng. Các ngành kinh tế ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân khá, như bất động sản đạt 11,9 triệu đồng, tăng 12,7%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 12,7 triệu đồng, tăng 10,3%; công nghiệp chế biến chế tạo 8,3 triệu đồng, tăng 6,7%.
Thu nhập cùng giá cả tăng đẩy chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý này tăng 3,48% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó có 9 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng và hai nhóm hàng giảm. Cụ thể, giá lương thực tăng trên 11,2% do chịu ảnh hưởng của bão Yagi; dịch vụ y tế tăng 10,5% sau khi điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT; giá dịch vụ giáo dục tăng 5,8% do một số địa phương điều chỉnh học phí; giá nhà ở thuê tăng gần 3,5%.
Ngược lại, chỉ số giá xăng dầu trong nước bình quân quý III giảm 7,7%; một số mẫu điện thoại cũ giảm khiến chỉ số nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,74% so với cùng kỳ năm 2023. Thị trường lao động, việc làm trong quý III/2024 tiếp tục khởi sắc với lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm giảm so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước.
Khởi sắc trong khó khăn
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý III của Hà Nội ước tính tăng 6,06% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, GRDP tăng 6,12% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 tăng 5,99%). Thu NSNN trên địa bàn tăng 23,1% và đạt 92,8% dự toán cả năm; vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tăng 34,9%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14,2%; khách du lịch đến Thủ đô gần 4,6 triệu lượt người, tăng 31,3%; tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 10,5%, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm.
Theo đánh giá của Cục Thống kê TP Hà Nội, trong bối cảnh tình hình thế giới căng thẳng chính trị leo thang, diễn biến phức tạp; ở trong nước các tỉnh, TP phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của các DN, kinh tế Thủ đô đạt mức tăng trưởng trên là rất quan trọng và đáng ghi nhận.
Trong mức tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2024 ước tính tăng 2,47% so với cùng kỳ năm 2023, đóng góp 0,05 điểm % vào mức tăng GRDP (9 tháng năm 2023 tăng 5,99%). Khu vực công nghiệp và xây dựng ước tăng 5,74% so cùng kỳ năm trước, đóng góp 1,15 điểm % vào mức tăng GRDP (9 tháng năm 2023 tăng 4,64%).
Khu vực dịch vụ 9 tháng năm nay ước tăng 6,76% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 4,53 điểm % vào mức tăng GRDP (9 tháng năm 2023 tăng 7,02%), trong đó một số ngành tăng trưởng khá, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 17,22%, đóng góp 0,61 điểm %; bán buôn, bán lẻ tăng 8,56%, đóng góp 0,87 điểm %; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 7,55%, đóng góp 0,13 điểm %; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 7,38%, đóng góp 0,77 điểm %; giáo dục và đào tạo tăng 6,61%, đóng góp 0,23 điểm %; khoa học và công nghệ tăng 6,49%, đóng góp 0,4 điểm %. Các ngành dịch vụ khác tiếp tục duy trì tăng trưởng.
TP Hà Nội triển khai công tác phát triển thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại; kết nối về thương mại điện tử với chủ đề “DN Việt trong kỷ nguyên số”; tiếp tục chỉ đạo công tác bình ổn giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng; tập trung cung cấp hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân nhất là trong dịp Quốc khánh 2/9/2024; chỉ đạo kịp thời đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa; hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho nhân dân một số địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và tình hình mưa, lũ phức tạp sau bão.
Bên cạnh đó, ngành du lịch Thủ đô đã chú trọng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, điểm đến, các sản phẩm du lịch mới trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và quốc tế. Với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội điểm đến an toàn cho du khách” và “Hà Nội đến để yêu” đã tạo sức lan tỏa lớn, thu hút khách đến tham quan, du lịch.
Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn TP phục hồi ấn tượng với tổng kim ngạch 9 tháng đạt 44,9 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 14,4 tỷ USD, tăng 16,8%; nhập khẩu đạt 30,5 tỷ USD, tăng 13%.
Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ trong 9 tháng năm nay: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 2,2 tỷ USD, tăng 25,4%; hàng dệt may đạt 1,8 tỷ USD, tăng 11%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,7 tỷ USD, tăng 29,2%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 1,7 tỷ USD, tăng 10,4%. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục khả quan.
Toàn TP phố thu hút 1,5 tỷ USD vốn FDI, trong đó: Đăng ký cấp mới 197 dự án với số vốn đạt 1,1 tỷ USD; 143 lượt tăng vốn đầu tư với 220,7 triệu USD; 178 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 208,2 triệu USD.
Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư về công nghệ cao, đổi mới sáng tạo Theo khoản 1, Điều 43 Luật Thủ đô 2024, nhà đầu tư thực hiện dự án hoạt động công nghệ cao, công nghệ thông tin, ... |